04:20 | 06/12/2018
Quảng Ninh: Phiên toàn thể Hội thảo về Phật hoàng Trần Nhân Tông
Sáng nay, 06/12 tại Cung Trúc Lâm – Trung tâm Lễ hội Yên Tử (xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí) sau phiên khai mạc, Hội thảo khoa học quốc tế Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hoá bắt đầu phiên toàn thể.

Chủ toạ
Chủ toạ Hội thảo có Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thiện Nhơn, Hoà thượng Tiến sĩ Thích Gia Quang, Thượng toạ Tiến sĩ Thích Đức Thiện, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Vũ Minh Giang và Giáo sư Tiến sĩ Shashi Bala.
Với gần 150 bài tham luận của các các nhà nghiên cứu, học giả, đặc biệt là các học giả, nhà nghiên cứu đến từ Ấn Độ, Đức, Trung Quốc, Mông Cổ, lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc.

Tiến sĩ Thái Thị Kim Lan
Bài viết có tính hệ thống tư tưởng Thiền học Trần Nhân Tông rút từ những bài giảng, công án, thơ văn và lịch sử hành động của vị vua được xưng tụng là Vua Phật.
Tham luận gồm hai phần: tri thức luận và đạo đức học Trần Nhân Tông. Tri thức luận Phật học: Trần Nhân Tông đặt vần đề điều kiện khả thể đạt được tri thức chân thực hầu liễu ngộ chân lý giải thoát dựa trên cơ sở triết lý Phật giáo. Xây dựng một tri thức luận và đạo đức học trên đất Việt ngài đã ứng dụng đầy sáng tạo lời dạy của Đức Phật trên thể cách hiện sinh của con người Việt Nam.
Nền tảng Đạo đức học Trần Nhân Tông trên cơ sở đạo đức Phật giáo, biện giải tính độc sáng mà vị vua Phật đã ứng dụng hệ thống phạm trù đạo đức học Phật giáo cho học phái Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời triển khai lý thuyết đạo đức hành động của vị vua đã đạt được giác ngộ tính Phật trong khí phách làm người Việt: khi cứu nguy đất nước thì xả thân anh dũng, khi cai trị thì tròn hạnh từ bi - trí tuệ và khi lui về thì thong dong như mây trời của vị Bồ tát thõng tay vào chợ.

Giáo sư Tiến sĩ Shashi Bal
Giáo sư Tiến sĩ Shashi Bala tiếp cận theo hướng mới và đặc sắc với chủ đề tham luận: Dhayana đến Thiền – Những tiếng vang từ quá khứ - từ Vedas đến Trần Nhân Tông.

Giáo sư Lê Mạnh Thát
Tại Hội thảo, Giáo sư Lê Mạnh Thát công bố ba bài thơ mới được phát hiện của Trần Nhân Tông. Trước đó, Giáo sư đã công bố 32 bài thơ nguyên vẹn và 3 bài chỉ có một số câu với tổng cộng 35 bài.
Tuy nhiên, khi làm nghiên cứu về các tác gia khác, chủ yếu là thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696-1733) và thiền sư Tịch Tịch An Thiền Phúc Điền (1784-1863), qua tác phẩm của họ, chúng tôi tìm được thêm ba bài thơ mới, chỉ xuất hiện trong các tác phẩm của các tác gia này, Giáo sư Lê Mạnh Thát nhấn mạnh.
Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Hường, Đại học South Carolina, Hoa Kỳ tham luận với chủ đề: “xây dựng một xã hội “thức tỉnh”: kinh nghiệm việc ứng dụng Phật giáo vào một dự án liên kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về chăm sóc người cao tuổi” để tiếp cận tư tưởng Trần Nhân Tông.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, tăng ni bắt đầu học chuyên môn công tác xã hội (CTXH), còn nhân viên CTXH bắt đầu học hỏi việc ứng dụng Phật giáo vào CTXH tại bệnh viện, trường học, cộng đồng, Phó Giáo sư cho biết.
Phó Giáo sư Hường khẳng định, đến nay, chưa có một hệ thống lý thuyết thống nhất cho sự giao thoa giữa nghề CTXH và các hoạt động Phật giáo.
Có thể khẳng định, tham luận của Phó Giáo sư Hường là một khung lý thuyết về “CTXH Phật giáo” và những tiêu chuẩn năng lực mà người làm CTXH Phật giáo cần có khi giúp đỡ con người và xã hội sao cho hiệu quả và phù hợp với lý tưởng nhập thế độ sinh.

nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An

Đại biểu tham dự
Được biết, Hội thảo khoa học quốc tế Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hoá được diễn ra cả ngày 06/12.
Ý kiến của bạn sẽ được hiển thị sau khi duyệt